Trao đổi với phóng viên bên lề Hội thảo Kiểm soát nhiễm khuẩn quốc tế 2024 diễn ra ngày 19/3 tại TPHCM, bác sĩ chuyên khoa 2 Phạm Thanh Việt, Phó Giám đốc (TPHCM) cho biết, vừa qua Nghị định 24 của Chính phủ (quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu) đã được ban hành.
Nghị định 24 tổng hợp lại những vấn đề khó khăn và hướng xử lý những vướng mắc còn tồn đọng. Nhiều gói thầu mua sắm trước đó phải tạm dừng do chưa có văn bản hướng dẫn nay đã được “giải phóng”. Do đó, Bệnh viện Chợ Rẫy đang đẩy nhanh tiến độ đấu thầu để có đầy đủ các trang thiết bị phục vụ bệnh nhân.
Dự kiến, thời gian hoàn tất các gói thầu y tế của đơn vị sẽ kéo dài trong vài tháng. Trong thời gian chờ, Bệnh viện Chợ Rẫy đã tiên lượng tình hình và có sự chủ động cung ứng vật tư từ trước, bằng các nguồn dự phòng.
Bác sĩ Việt nhìn nhận, thời gian qua lượng bệnh nhân đến Bệnh viện Chợ Rẫy tăng cao so với cùng kỳ năm trước. Dù vậy, không thể khẳng định có phải do các nơi khác thiếu thuốc, vật tư nên phải chuyển bệnh nhân về tuyến cuối hay không. Việc này cần có các đơn vị chức năng đánh giá.
Dù không còn vướng mắt, tồn đọng ở khía cạnh văn bản pháp luật, Phó giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy chia sẻ, vẫn còn những khó khăn vìcác yếu tố khách quan khác, như: mời thầu không có đơn vị tham dự, hàng hóa, nguyên liệu sản xuất đứt gãy chuỗi cung ứng sau dịch.
“Hiện nay, cơ chế đấu thầu đã được tháo gỡ rất nhiều. Nếu trước kia yêu cầu 3 bảng báo giá, giờ chỉ cần 1 bảng. Trước kia phải lấy bảng báo giá thấp nhất thì giờ thậm chí cho lấy cao nhất. Nhưng gọi thầu mà người ta không nhận thì mình làm được gì. Khó khăn này không phải docơ chế”, bác sĩ Việt phân tích.
Kế đến, khó khăn xảy ra khi đấu thầu còn do tâm lý e ngại. Đơn cử, các thiết bị mới ra đời sẽ có tính năng vượt trội, ban đầu thường chỉ có một hãng sản xuất, làm cho các đơn vị e ngại xây dựng thầu. Khó khăn này xảy đến với mặt hàng là thiết bị yêu cầu kỹ thuật phức tạpFrom: game casino. Còn các thuốc, vật tư y tế có yêu cầu kỹ thuật đơn giản hơn sẽ không bị vướng.
Trước câu hỏi bệnh viện sẽ có lợi thế nào khi được tháo bỏ việc bắt buộc chọn “giá thấp nhất”, lãnh đạo bệnh viện hạng đặc biệt khu vực phía Nam lưu ý, cần phân biệt giá kế hoạch đặt ra và giá thầu.
“Giá kế hoạch xây dựng theo tình hình kinh phí của bệnh viện, dù có cao cỡ nào cũng phải lấy chi phí theo giá thầu.Việc được xây dựng giá kế hoạch cao là cơ chế mở cho các đơn vị làm gói thầu dễ dàng hơn, rộng đường hơn, chứ không có nghĩa bệnh viện phải chi tiền cao hơn”, bác sĩ Phạm Thanh Việt khẳng định.
Phát biểu khai mạc Hội thảo Kiểm soát nhiễm khuẩn quốc tế 2024, tiến sĩ, bác sĩ chuyên khoa 2 Nguyễn Tri Thức, Giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy cho biết, công tác kiểm soát nhiễm khuẩn trước, trong và sau mổ cực kỳ quan trọng. Các bệnh viện cần phải quản lý việc điều trị người bệnh một cách toàn diện mới có thể giảm thiểu tối đa nhiễm trùng, đề kháng kháng sinh, giảm chi phí và đảm bảo an toàn cho người bệnh.
Nhưng hiện tại, không ít nhân viên y tế còn chưa hiểu đúng và đủ về kiểm soát nhiểm khuẩn.
Vì vậy, lãnh đạo bệnh viện Chợ Rẫy gửi lời cảm ơn đến Bộ Y tế, CDC Hoa Kỳ… đã dành thời gian quý báu chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức. Từ đó, giúp người tham dự có được cái nhìn thực sự đúng và đủ, thay đổi tư duy và suy nghĩ về vai trò của kiểm soát nhiễm khuẩn trong điều trị cũng như công tác ngăn ngừa dịch bệnh.
Bác sĩ Lindsay Kim, Giám đốc Chương trình An ninh Y tế toàn cầu, Văn phòng Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa bệnh tật Hoa Kỳ tại Việt Nam cam kết sẽ tiếp tục hỗ trợ nước ta trong công tác kiểm soát nhiễm khuẩn và phòng ngừa dịch bệnh, góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh.
Hoàng Lê – Anh Thư