Được nhiều đơn vị nhận vào làm việc, trước khi về Nhà hát Kịch Hà Nội

Danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân (NSND) rất đáng tự hào với mỗi diễn viên, từ khi nhận được danh hiệu này, chị có thấy áp lực không?

– Đôi khi tôi đã nghĩ, hay mình cứ làm một nghệ sĩ bình thường thôi, sẽ đỡ… căng thẳng hơn. Vì làm NSND áp lực hơn rất nhiều, làm gì mình cũng phải cẩn trọng hơn, các bạn trẻ ở Nhà hát cũng nhìn vào. Tuy nhiên, khi được phong tặng danh hiệu NSND, tôi hạnh phúc và muốn cống hiến nhiều hơn.

Có thể sau này, danh hiệu sẽ bão hòa nhưng hiện tại, sự ghi nhận của khán giả, Hội đồng chuyên môn khiến các nghệ sĩ có nhiều khát vọng phấn đấu.

Mới đây, Diva Thanh Lam được phong tặng NSND, chị có cho rằng, đây là cơ hội mở cho những nghệ sĩ hoạt động tự do không?

– Trước đây, việc phong tặng NSƯT (Nghệ sĩ ưu tú), NSND chỉ ở trong các đơn vị nghệ thuật của Nhà nước nhưng hiện tại tiêu chí xét duyệt được mở rộng, nhiều nghệ sĩ có cống hiến, hoạt động tự do cũng được phong tặng. Đâylà sự ghi nhận công tâm dành cho họ.

Tôi thấy, những nghệ sĩ hoạt động nghệ thuật tự do, có sức hút không thua kém các diễn viên trong các đoàn nghệ thuật của Nhà nước.

Nhiều người nói, về làm việc ở Nhà hát Kịch Hà Nội rất khó, còn chị thì sao?

– Thời đó, tôi nộp đơn xin việc cho 3 đơn vị: Đoàn kịch Công an nhân dân, Hãng truyện Việt Nam và Nhà hát Kịch Hà Nội. Hai đơn vị kia thì đã đồng ý nhận tôi rồi nhưng Nhà hát thì chưa, vì tôi không có hộ khẩu Hà Nội.

Hôm đó, bỗng nhiên tôi nhận được một cuộc điện thoại nói: “Hà ơi, đoàn kịch Hà Nội mời em về làm nhé”, thế là tôi được Ban lãnh đạo làm các thủ tục để vào làm việc.

Tôi nhớ, mình có nói với chú Hoàng Quân Tạo – Giám đốc Nhà hát lúc bấy giờ – là “Nhà hát kịch toàn các nghệ sĩ nổi tiếng, cháu sợ lắm”. Nhưng chú an ủi bảo “không sao đâu”.

Tôi về Nhà hát, được chú Hoàng Quân Tạo đưa đi giới thiệu từng phòng ban, tôi xúc động lắm. Đó là ân tình tôi không bao giờ quên nên sau này, có rất nhiều đơn vị khác mời đến làm việc, tôi cũng chỉ chung thủy với Nhà hát Kịch Hà Nội.

Khi quyết định xuống Hà Nội lập nghiệp, chị có phải đắn đo nhiều không?

– Tôi đã phải suy nghĩ rất nhiều. Tôi không phải học quá giỏi để trở thành một giáo viên như mẹ mơ ước. Tôi nghĩ, đằng nào mình cũng đi xa nên quyết định từ Tuyên Quang xuống Hà Nội để có một cái nghề nuôi sống bản thân nên đi làm văn công.

Hồi đó, tôi không có khái niệm làm nghệ sĩ để giàu, để nổi tiếng mà tự lập như vậy để mẹ đỡ lo hơn cho mình.

Vừa lớn lên, tôi đã xuống Hà Nội học tập và làm việc nhưng trong đầu tôi lúc nào cũng nghĩ, mình vẫn là một người nhà quê nên mình cứ chân chất, chân thành với mọi người.

Mua được nhà sau 2 bộ phim

Sau đó, mẹ chị cũng xuống Hà Nội cùng con gáiFrom: web game casino?From: web game casino

– Những năm đó, cứ thi thoảng tôi đi từ Hà Nội về Tuyên Quang, đi xe khách đường dài thấy mệt quá, tôi quyết định mua nhà ở dưới này. Sau 2 bộ phim đóng ở TPHCM thì tôi mua được nhà ở Hà Nội và đón mẹ xuống ở, thế là mẹ thành người Hà Nội (cười).

Tôi may mắn là nghệ sĩ sống được với nghề. Tôi không giàu có nhưng thấy đủ. Tôi nhận thấy mình là người của thế hệ trước, nếu mình có một người quản lý tốt như giới trẻ bây giờ thì mình sẽ sướng hơn, giàu hơn.

Là đồng nghiệp lâu năm của các nghệ sĩ Trung Hiếu, Công Lý, chị thấy hai anh ấy có những “tính xấu” nào?

– Hai bạn ấy có một cái tôi “rất ghét”, đó là ngay từ ngày đầu về Nhà hát Kịch Hà Nội, chưa bao giờ gọi tôi là… chị, mặc dù tôi lớn tuổi hơn. Tôi và 2 bạn ấy xưng “ông- tôi” với nhau.

Ngày trước, tôi cùng Trung Hiếu đóng phim Hoa ban đỏ. Có lẽ do mặt Hiếu già hơn, ít có thời gian tiếp xúc để biết nên tôi gọi Hiếu là “anh”. Sau này về Nhà hát, biết thừa là tôi hơn tuổi nhưng bạn ấy cũng không gọi, cứ xưng ngang vậy thôi.

Công Lý thì nghịch lắm, lên sân khấu hay trêu tôi. Tính Lý hóm hỉnh như anh Hoàng Dũng. Nói chung, họ là những đồng nghiệp dễ thương của chúng tôi. Khi lên sân khấu, chúng tôi không có sự e dè mà tự tin diễn cùng nhau.

Chị nhận mình là người thế nào?

– Tôi không phải là người hiện đại. Tôi có những cái rất cổ của thế hệ trước. Nếu tôi đi theo xu hướng, chắc đã khác nhiều: Giàu có, long lanh hơn nhưng tôi chọn cách đơn giản nhất, là chính mình. Tôi sống được bằng nghề, “chậm mà chắc” chứ không phải tranh thủ làm mọi thứ nhanh nhất.

Nếu sau này làm mẹ chồng, chị có khó tính không?

– Cũng không nói trước được, tôi là một người phóng khoáng, khi làm nghệ thuật, tôi từng sống trong cuộc đời của nhiều người khác, biết được tâm lý người khác, tôi đủ hiểu nếu làm một người như thế này, thì sẽ thế nào.

Tương lai, tôi cũng sẽ làm mẹ chồng, tôi nghĩ mình sẽ dễ tính, nhưng biết đâu, sau đó tính tình thay đổi, mọi thứ không như ý muốn chắc khó tránh khỏi sự cau có. Nếu con dâu gặp phải sẽ không vui nên tôi sẽ cố gắng dung hòa. Mình cứ chân thành thì các con sẽ hiểu mình.

Bố mẹ thường muốn các con ở cùng, nhưng nếu con chưa cần, tự lập được thì ở riêng, ở gần bố mẹ cũng được. Các bà mẹ chồng hiện nay thường sống bên cạnh các con chứ không sống cùng các con.

Xin cảm ơn chị vì những chia sẻ!

NSND Thu Hà, tên đầy đủ là Đồng Thu Hà, sinh năm 1969. Chị nổi tiếng với nhan sắc “khuôn vàng thước ngọc” nên thường được mời vào những vai có thân thế cao sang. Khởi nghiệp là một diễn viên kịch nhưng sau đó Thu Hà lại nổi tiếng nhờ các vai diễn trên màn ảnh.

Vai Quận chúa Quỳnh Hoa trong Đêm hội Long Trì (1989) hay cô Nga (con gái quan tri phủ) trong Lá ngọc cành vàng (1989)… là những vai diễn đưa tên tuổi Thu Hà đến gần với công chúng.

Thu Hà là minh tinh màn bạc được người hâm mộ yêu mến cuồng nhiệt những năm 90, cùng với những tên tuổi như Lý Hùng, Diễm Hương, Việt Trinh, Lê Công Tuấn Anh, Y Phụng,… Chị cũng được mệnh danh là “Nữ hoàng ảnh lịch”.

Năm 2019, Thu Hà là một trong những nghệ sĩ được Nhà nước phong tặng danh hiệu NSND.

Thu Hà "Lá ngọc cành vàng" mua được nhà Hà Nội sau 2 bộ phim

admin